Trong thực tế, nhiều hồ sơ xin visa định cư Mỹ tuy đã đủ điều kiện phù hợp vẫn bị từ chối do rất nhiều lý do khác nhau. Ngoài nguyên nhân đến từ giấy tờ, pháp luật, hồ sơ thì sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân đáng được lưu tâm. Để hồ sơ xin visa định cư Mỹ của bạn không gặp trục trặc, hãy đọc bài viết dưới đây để biết những bệnh nào sẽ khiến bạn bị từ chối cấp visa nhé.
Các loại bệnh sẽ bị từ chối khi nhập cư vào Mỹ
Điều 212 (a)(1) của Đạo luật Nhập cư và Di trú Hoa Kỳ đã nêu rõ các loại bệnh sẽ bị từ chối khi nhập cư vào Mỹ. Bao gồm:
– Người bị bệnh thần kinh nghiêm trọng, không thể tự lo cho cuộc sống bản thân. (Ngoại trừ người bị bệnh thần kinh nhẹ hoặc bị thần kinh mang tính giai đoạn).
– Người mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc mang các triệu chứng bệnh khác dễ phát sinh truyền nhiễm: tả, dịch hạch, đậu mùa, bệnh phong, bệnh lao, cúm đại dịch…
– Người có sinh lý, tâm lý biến thái.
– Người say rượu, nghiện rượu. Các hồ sơ liên quan đến việc bắt giữ do rượu hoặc ma túy gây ra cũng có thể dẫn đến việc bạn bị từ chối nhập cảnh do vấn đề sức khỏe.
– Người nghiện ma túy.
– Người mắc bệnh đao, đần độn.
– Người có cơ thể bị tàn phế, khiếm khuyết gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc.
– Chưa tiêm chủng: Người nộp đơn xin thẻ xanh và thị thực nhập cư đươc yêu cầu phải tiêm chủng một số bệnh như sởi, cúm, quai bị, rubella…. Trẻ em dưới 10 tuổi được nhận nuôi không phải tiêm chủng trước khi đến Mỹ nhưng phải hoàn thành việc tiêm chủng trong 30 ngày sau khi đến Mỹ. Bạn cũng không được phép nhập cảnh hoặc ở lại Mỹ nếu không thể đưa ra các giấy tờ hợp lệ chứng minh mình đã tiêm chủng đầy đủ theo luật pháp Mỹ.
Trước đây, người nhập cư mang virus HIV cũng sẽ bị từ chối nhập cư. Tuy nhiên, căn bệnh này đã được loại ra và năm 2009.
Các vấn đề về sức khỏe được phát hiện như thế nào khi xin visa vào Mỹ?
Thông thường, các vấn đề liên quan đến sức khỏe sẽ được quan tâm khi nhân viên di trú xem xét câu trả lời của bạn trong hồ sơ xin thị thực hoặc thẻ xanh. Họ sẽ xem xét kết quả kiểm tra y tế nhập cư của bạn cùng mọi tài liệu hoặc thông tin khác mà bạn cung cấp trong buổi phỏng vấn và kiểm tra.
Nhân viên di trú cũng sẽ hỏi các câu hỏi liên quan đến sức khỏe bạn đã khai trong hồ sơ của mình. Các câu hỏi phổ biến: lịch sử mắc bệnh truyền nhiễm của bạn, lịch sử sử dụng thuốc, các rối loạn thể chất và tinh thần….
Khám sức khỏe định cư Mỹ ở đâu?
Để đảm bảo tính chính xác của kết quả khám sức khỏe định cư Mỹ, đương đơn chỉ có quyền lựa chọn nơi khám sức khỏe trong danh sách Lãnh sự quán Mỹ chỉ định. Các kết quả khám ở nơi khác đều không được chấp nhận.
Tại mỗi địa chỉ khám sức khỏe chỉ định này đều có dịch vụ tư vấn trên trang web, bao gồm cả thủ tục nộp hồ sơ khám, quy trình khám, thời gian trả kết quả. Bạn có thể tham khảo để chuẩn bị trước khi tiến hành khám sức khỏe.
Dưới đây là địa chỉ các phòng khám do Lãnh sự quán chỉ định tại Việt Nam:
(1) Bệnh viện Chợ Rẫy, Khoa Khám Xuất cảnh
– Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp. HCM
– Điện thoại: (84-28)38565703
– Website: http://www.choray.vn
(2) Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM)
– Địa chỉ: 1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Tp. HCM
– Điện thoại: (84-28) 38222057 – Fax: (84-28) 3822 1780
– Website: http://vietnam.iom.int/
(3) Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) – Hà Nội
– Địa chỉ: Tẩng 23, Tòa nhà 72 tầng Keangnam Hanoi Landmark, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
– Điện thoại: (84-24) 37366258 – Fax: (+84.24) 37366259
– Website: http://vietnam.iom.int/
Sau khi hoàn tất việc khám sức khoẻ, đương đơn được yêu cầu đi tiêm phòng tại hai địa chỉ sau:
(1) Trung Tâm Kiểm Dịch Thành Phố Hồ Chí Minh
– Địa chỉ: Số 40 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
– Điện thoại: (84-28) 3844 5306
(2) Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc
– Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
– Điện thoại: (84-24) 3927 5568.
Những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe định cư Mỹ
– Thư mời phỏng vấn Trung tâm cấp thị thực quốc gia do Mỹ cấp.
– Hộ chiếu
– 2 ảnh thẻ 5×5 nền trắng
– Lệ phí khám sức khỏe 155 USD/người lớn và 120 USD/trẻ em dưới 15 tuổi.
Lưu ý: Khi được tar kết quả khám sức khỏe, không mở phong bì niêm phong do phòng khám cung cấp mà cần gửi cho nhân viên Lãnh sự quán.